Chọn phương thức nhiều cơ hội trúng tuyển ĐH nhất
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 tiếp tục đón nhận sự tham gia nhiệt tình từ các Tổng lãnh sự quán các nước. Mỗi không gian trang trí là nơi giới thiệu những hình ảnh và nét đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia. Đặc biệt, gian trưng bày của Tổng lãnh sự quán Mỹ nổi bật với con số 30.Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns cho biết: "Chúng tôi rất hào hứng với gian trưng bày này. Đây là dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, như bạn có thể thấy từ con số 30 lớn trên bảng hiệu. Chúng tôi đang kỷ niệm những thành tựu to lớn mà hai nước đã đạt được trong 30 năm qua, đồng thời hướng tới tương lai hợp tác để làm cho cả hai quốc gia an toàn và thịnh vượng hơn. Việc có gian hàng này tại phố đi bộ trong dịp Tết là một biểu tượng của hy vọng về tương lai. Chúng tôi mong rằng nhiều người sẽ đến và thích gian trưng bày này."Theo bà Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns, thành phố đã hoàn thành Đường hoa Nguyễn Huệ một cách ấn tượng. Bà cho biết rất thích đi dạo tại đây trong những ngày Xuân, và Tết năm nay cũng không ngoại lệ.Kể từ năm 2021, đường hoa bắt đầu có sự tham gia của các tổng lãnh sự quán tại TP.HCM, thể hiện qua các gian trưng bày. Và đây là năm thứ tư liên tiếp Tổng lãnh sự quán Mỹ góp mặt trong sự kiện quan trọng của TP.HCM vào những ngày Tết. Đặc biệt, gian trưng bày năm nay còn thể hiện dấu ấn về bảo vệ môi trường.Bà Burns chia sẻ: "Một trong những điều chúng tôi muốn làm tại Tổng Lãnh sự quán là trở thành những công dân tốt của TP.HCM. Điều đó có nghĩa là chúng tôi cố gắng giảm tác động đến môi trường, đặc biệt là hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Chẳng hạn, trong sự kiện Quốc khánh Mỹ vừa qua, chúng tôi đã tổ chức mà không sử dụng bất kỳ vật liệu nhựa nào. Chúng tôi cũng áp dụng nguyên tắc này cho gian hàng lần này để thể hiện cam kết của mình đối với môi trường Việt Nam".Trong nhiệm kỳ 3 năm tại TP.HCM, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns cũng ba lần đón cái Tết truyền thống của người Việt. Tết Ất Tỵ 2025 càng thêm đặc biệt vì đây là sự khởi đầu của chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ."Đây là năm thứ 3 tôi ở Việt Nam, và đây là một thời điểm tuyệt vời trong năm. Tôi thực sự thích hình ảnh mọi người đi dạo, mặc áo dài và chụp ảnh. Tôi rất thích đi dạo ở phố đi bộ này. Tôi chắc chắn sẽ có thêm một lần tản bộ nữa trong năm nay. Thành phố thực sự đã làm rất tốt trong việc tổ chức mọi thứ. Ngoài ra, tôi cũng đã quen với phong tục lì xì và hoa Tết. Tôi đặc biệt thích điều đó. Hoa xuất hiện khắp nơi, khiến thành phố trở nên vô cùng rực rỡ và đầy không khí lễ hội", bà Burns cho hay.Vào thời điểm bà Burns bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 2022, TP.HCM cũng như những vùng miền khác của Việt Nam vừa trải qua giai đoạn dịch Covid-19. Bà cho hay điều tự hào nhất của bà trong 3 năm trên cương vị Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM chính là thành tựu phát triển kinh tế song phương.Bà Burns cho biết: "Tôi nghĩ điều tôi tự hào nhất là sự phát triển kinh tế giữa hai nước. Kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 130 tỉ USD – đó là một con số đáng kinh ngạc. Tôi cũng rất hào hứng với sự phát triển của các ngành công nghệ cao, đặc biệt là ngành sản xuất chất bán dẫn. Nhiều công ty Mỹ đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong vài năm qua. Điều này không chỉ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho giới trẻ Việt Nam mà còn giúp tăng cường an ninh chuỗi cung ứng cho Mỹ."Đẩy mạnh hoạt động trao đổi giáo dục song phương cũng là điểm nhấn trong nhiệm kỳ Tổng lãnh sự của bà Burns. Bên cạnh con số ấn tượng với hơn 30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ, Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các đại học Mỹ, mở ra cơ hội đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa đại học hai nước. Bà sẽ tiếp tục ưu tiên cho nỗ lực này trong giai đoạn còn lại của nhiệm kỳ.Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ, Tổng lãnh sự quán Mỹ đã lên kế hoạch triển khai nhiều sự kiện đặc sắc, như các lễ hội hữu nghị ở 4 thành phố lớn, bao gồm TP.HCM. Người dân các thành phố đều được chào đón đến tham gia lễ hội dành cho công chúng này.Hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng được triển khai thông qua nhiều chương trình khác.Tổng lãnh sự Mỹ cam kết không ngừng làm việc để vun bồi cho quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ cho đến tận ngày kết thúc nhiệm kỳ ở Việt Nam.
Thắm tình đoàn kết giữa Quân khu 7 với đồng bào tôn giáo
Khi trận đấu đã an bài, HLV Matt Van Pelt chủ động rút các chủ lực ra ngoài và cho tân binh Võ Duy Linh vào sân tích lũy kinh nghiệm. Saigon Heat kết thúc trận đấu với chiến thắng cách biệt 82-67.
Trung Quốc miễn visa cho những nước nào?
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol ngày 20.2 xuất hiện tại phiên thẩm vấn sơ bộ đầu tiên trong vụ án hình sự cáo buộc ông cầm đầu nổi loạn, khiến ông trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải ra tòa hình sự. Ông Yoon (65 tuổi) còn đang bị luận tội trong phiên xét xử đang vào giai đoạn cuối. Tháng trước, ông bị truy tố về tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật ngắn ngủi hôm 3.12.2024. Phiên thẩm vấn diễn ra tại Tòa án Quận Trung tâm Seoul diễn ra lúc 10 giờ ngày 20.1 nhằm làm rõ những vấn đề tranh cãi chính của vụ án và lập kế hoạch cho các phiên tòa tiếp theo.Phiên thẩm vấn sơ bộ không yêu cầu bị cáo phải có mặt, nhưng ông Yoon vẫn tham dự phiên tòa và bước vào phòng xét xử trong bộ vest đen và cà vạt đỏ.Tại tòa, luật sư Kim Hong-il của ông Yoon lên án "cuộc điều tra phi pháp" và cho rằng cơ quan điều tra không có thẩm quyền. Ông nhấn mạnh rằng thiết quân luật do ông Yoon ban hành không nhằm gây tê liệt đất nước. Thay vào đó, thiết quân luật nhằm "cảnh báo công chúng về khủng hoảng quốc gia gây ra bởi sự độc tài lập pháp của đảng đối lập vượt trội, vốn đã làm tê liệt chính quyền"."Ngành tư pháp phải đóng vai trò là lực lượng ổn định", ông nói với 3 vị thẩm phán tại tòa, đồng thời cảnh báo rằng ông đang "chứng kiến một thực tế mà hành vi bất hợp pháp lại làm trầm trọng thêm hành vi bất hợp pháp".Đại diện pháp lý của Tổng thống Yoon cho biết họ sẽ nêu rõ lập trường của mình về các cáo buộc đối với ông vào một ngày khác, lưu ý rằng họ vẫn chưa xem xét tất cả các hồ sơ của vụ án.Tòa án cho biết họ sẽ tổ chức một phiên thẩm vấn sơ bộ khác. Dự kiến các luật sư sẽ bác bỏ mọi cáo buộc chống lại ông Yoon như từng làm trong phiên tòa luận tội ông. Sau đó, tòa án sẽ bắt đầu xem xét yêu cầu hủy bỏ lệnh bắt giữ và trả tự do cho ông Yoon.
Chiều 19.2, ông Lê Kim Phúc, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện pháp luật của Công ty TNHH Trina Solar Cell cho dự án đầu tư thứ ba của doanh nghiệp này tại Thái Nguyên.
Nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng đến 'ho ra máu'
Anh Brian Le trưởng thành trong một gia đình có truyền thống sâu sắc về giáo dục. Bác ruột của anh là người sáng lập và quản lý hệ thống trung tâm ngoại ngữ với hơn 100 cơ sở tại Sài Gòn - là một cơ ngơi có tiếng trong lịch sử giáo dục thành phố. Không dừng lại ở đó, bác thứ của anh từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng Trường Nguyễn Du, một trong những ngôi trường phổ thông danh giá tại TP.HCM.Tiếp nối truyền thống đó, ba của anh là tiến sĩ Lê Đức Ánh đã dành hơn 25 năm gắn bó với Trường Quốc tế TIS, xây dựng nơi đây trở thành một trong những trường tư thục liên cấp tiên phong tại TP.HCM từ năm 1999. Trường Quốc tế TIS là ngôi trường nội trú giảng dạy chương trình phổ thông quốc tế Tú Tài Mỹ, chú trọng đến sự phát triển toàn diện của học sinh cả về học thuật, kỹ năng sống và nhân cách của học sinh trong thời đại mới.Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Cornell (đại học thành viên Đại học Ivy League), anh trở về Việt Nam viết tiếp hành trình sự nghiệp giáo dục của gia đình. Hiện tại, trên cương vị CEO của TIS, anh Brian Le đang tiếp tục kế thừa và nâng tầm những giá trị của sự nghiệp gia đình bằng chuyên môn quản lý được hun đúc từ nhiều năm sinh sống, học tập tại Hoa Kỳ. Anh đã nỗ lực đưa những cải tiến chiến lược để đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục toàn cầu, mang TIS tiệm cận với những mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ.Với Trường Quốc tế TIS, anh tập trung xây dựng một môi trường học tập cá nhân hóa, nơi mỗi học sinh đều được hỗ trợ để phát huy tối đa thế mạnh của bản thân. Anh tin rằng: "Giáo dục không phải là đào tạo những con người giống nhau mà là giúp mỗi học sinh tìm ra giá trị riêng biệt và tự tin theo đuổi những gì tốt đẹp nhất trong mỗi người".Truyền thống giáo dục của gia đình anh Brian Le không dừng lại trong phạm vi gia đình và quốc gia, em trai anh Brian Le sau khi tốt nghiệp Hóa - sinh tại University of California, Los Angeles (UCLA) - trường công lập số 1 Hoa Kỳ (theo US News & World Report 2024), hiện cũng đang là giáo viên tại Mỹ, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp trồng người ở một môi trường giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới. Tinh thần giáo dục của gia đình anh không chỉ gói gọn trong biên giới Việt Nam mà còn vươn xa, trở thành một phần của dòng chảy tri thức toàn cầu.Hơn hết, các thế hệ học sinh của Trường Quốc tế TIS hiện nay đều đã thành công ở các vai trò như nghệ sĩ, bác sĩ, kỹ sư, học giả nghiên cứu,... và làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia trong nước lẫn quốc tế như Apple, Vinfast, Heineken,... Bên cạnh đó, có những cựu học sinh đã học tập, đang giảng dạy và nghiên cứu tại các đại học hàng đầu thế giới như Yale, UCLA, La Trobe, Melbourne, Massey, RMIT,... Năm 2024 đánh dấu cột mốc 25 năm của Trường Quốc tế TIS. Dưới sự lãnh đạo của Brian Le, trường tiếp tục là ngọn cờ tiên phong trong việc kết hợp giữa truyền thống và đổi mới, giữ vững những giá trị gia đình đồng thời mở rộng cánh cửa hội nhập quốc tế.Di sản của gia đình không chỉ là động lực mà còn là nền tảng để anh Brian Le thực hiện khát vọng xây dựng một môi trường giáo dục không ngừng phát triển. Anh nhấn mạnh: "Thành công của một ngôi trường không nằm ở cơ sở vật chất mà nằm ở những con người bước ra từ nơi đó, họ là ai và biết mình là ai. Tôi tự hào khi mỗi học sinh bước ra từ TIS đều mang trong mình sự tự tin và bản lĩnh để chinh phục những giấc mơ lớn".Hành trình của anh Brian Le tại TIS là minh chứng cho sức mạnh của việc gìn giữ di sản gia đình và chuyển hóa nó thành động lực để kiến tạo những giá trị bền vững cho thế hệ mai sau.Khám phá chương trình Tú Tài Mỹ tại TIS - Nơi chắp cánh cho hành trình trưởng thành của con bạn!📞 Liên hệ ngay: (84.28) 3844 2345 - 090 231 41 40📍 Địa chỉ: 305 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Đường phố TP.HCM thông thoáng
Phát động phong trào hiến máu tình nguyện trong tuổi trẻ quân đội năm 2024
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Rạch Lăng tắc nghẽn vì lục bình và rác
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…
đá bóng 9/5
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư